Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017

CÁC NHÀ KHOA HỌC SỬ DỤNG CRISPR ĐỂ LÀM CHẬM SỰ DI CĂN TẾ BÀO UNG THƯ

Các nhà khoa học sử dụng CRISPR để làm chậm sự di căn tế bào ung thư

CRISPR-Cas9 là một công nghệ chỉnh sửa gene được hứa hẹn là thay đổi thế giới.

Trong một thời gian ngắn kể từ khi nó được khám phá, nó đã cắt được HIV khỏi tế bào miễn dịch của người, làm dậy lên một cuộc đua tranh trong lĩnh vực y sinh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc nhằm hướng tới “người được thiết kế sinh học”, và giờ các nhà khoa học đã đang sử dụng CRISPR-Cas9 để làm chậm sự phát triển của ung thư.

Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

11 SỰ THẬT MỚI VỀ CƠ THỂ CHÚNG TA

5 Jun 2017           
11 sự thật mới về cơ thể chúng ta
1. Hàng trăm genes vẫn còn tồn tại sau khi bạn chết – và chúng vẫn thực hiện chức năng thậm chí tới bốn ngày sau. Cùng với một trường hợp không thể giải thích hồi tháng Ba là hoạt động não được ghi lại trong một tử thi đến mười phút sau khi chết, chúng tôi bắt đầu nhận ra rằng cái chết như chúng ta biết -  vẫn chứa đựng những dấu hiệu lạ thường của sự sống.
2.  Gan tăng trưởng gần một nửa trong thời gian chúng ta đi bộ. Các nghiên cứu mới chỉ ra rằng gan có khả năng sinh trưởng tới khoảng 50 phần trăm trong cả ngày (hoạt động), trước khi trở về kích cỡ ban đầu vào ban đêm. Đó là cơ quan duy nhất mà ta biết có thể biến đổi theo cách này.

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017

SINH LÝ MÁU

SINH LÝ MÁU (PHẦN 3)
Bạn có thể xem lại phần 2 ở đây

6. Kháng nguyên hồng cầu và xác định nhóm máu 
            Có một số phân tử trên bề mặt của tất cả các tế bào trong cơ thể có thể được tiếp nhận như là ngoại lai bởi hệ thống miễn dịch của một cơ thể khác. Các phân tử này được gọi là kháng nguyên (antigen). Là một phần của đáp ứng miễn dịch, các lympho bào tiết ra một nhóm các proteins được gọi là các kháng thể (antibody) liên kết một cách đặc hiệu với các kháng nguyên. Tính đặc hiệu của kháng thể đối với kháng nguyên là tương tự với tính đặc hiệu enzyme với cơ chất, và các proteins thụ thể với các chất dẫn truyền thần kinh hay hormone.
Hệ thống ABO
            Việc phân tích các kháng nguyên trên các tế bào khác nhau khác nhiều so với các

Hạt cây sử dụng “bộ não mini” để quyết định khi nào nảy mầm



    5 Jun 2017      

Hạt cây sử dụng “bộ não mini” để quyết định khi nào nảy mầm

Bạn đã từng bao giờ nghĩ rằng một hạt cây dường như đang suy nghĩ? Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy hai nhóm nhỏ các tế bào bên trong phôi thực vật vận hành theo cách tương tự như trong não người, và giúp quyết định khi nào hạt bắt đầu nảy mầm.
            Chúng ta không phải đang nói về chất xám thực thụ ở đây, nhưng cách bố trí thì giống với não bộ người, với hormones di chuyển giữa hai nhóm tế bào theo một cách y như khi chúng ta đang quyết định liệu có cử động hay không.
            Nhóm nghiên cứu ở đại học Birmingham, Vương quốc Anh đã dùng một mô hình toán học để chỉ ra  mối kết nối giữa hai nhóm tế bào – một nhóm duy trì trạng thái ngủ và một nhóm kích thích sự nảy mầm – kiểm soát tính nhạy cảm của hạt thực vật đối với môi trường của nó. Khi nhóm tế bào nảy mầm chiến thắng, hạt sẽ nở.
            “Sự phân chia các phần này trong “não” của hạt cũng có vẻ là mấu chốt cho hoạt động chức năng của nó.”