SINH LÝ MÁU (PHẦN 2)
4. Bạch cầu
So với hồng cầu, bạch cầu có số lượng
ít hơn rất nhiều trong máu, chiếm chỉ 4.000 – 10.000 mỗi mm3 máu (bảng
2 cho thấy sự đóng góp của hồng cầu và bạch cầu trong máu). Các bạch cầu có
nhân và sở hữu tất cả các bộ máy nội bào thông thường, vì thế chúng chỉ là các
tế bào thực hiện chức năng đầy đủ trong máu. Không như hồng cầu, bạch cầu được
tìm thấy không chỉ trong dòng máu mà còn ở các mô khác trong cơ thể. Sự có mặt
của các bạch cầu bên ngoài mạch máu là kết quả đến từ khả năng di chuyển của chúng,
cho phép chúng uốn ép qua các lỗ trên mao mạch và di chuyển qua các mô. Khả
năng di chuyển này quan trọng đối với chức năng của nó, đó là bảo vệ cơ thể trước
những vi sinh vật xâm nhập và các vật liệu khác từ bên ngoài.
Có năm loại bạch cầu chính, mỗi loại trong số chúng có một vai trò đặc biệt đối với hệ miễn dịch (Hình 6). Ba trong số năm loại này: bạch cầu trung tính (neutrophil), bạch cầu ưa axit (eosinophil), bạch cầu ưa bazơ (basophil) thường được gọi là các bạch cầu hạt (granulocyte) bởi vì chúng có các túi chứa protein nổi bật trong tế bào chất của chúng, hay còn được biết là các hạt tế bào chất. Hai loại còn lại là bạch cầu mono hay đơn nhân (monocyte) và lympho bào (lymphocyte) – không có các hạt nổi bật và vì thế được gọi là các bạch cầu không hạt (agranulocyte).
Khi các bác sĩ muốn kiểm tra bạch cầu
trong máu bạn, hai loại kiểm tra có thể được thực hiện: tổng tế bào bạch cầu
(thường bao gồm một tổng thể các thành phần tế bào máu) và một việc đếm các tế
bào bạch cầu. Cả hai bài kiểm tra đòi hỏi một lượng nhỏ mẫu máu.
Để đếm tổng số tế bào bạch cầu trong
máu, một bộ phận phân tích huyết học được sử dụng để xác định số lượng các tế bào
máu trắng trong một thể tích máu nhất định (một bộ phận phân tích huyết học là
một phần nhỏ của một thiết bị tự động đo toàn bộ các tế bào máu (CBCs) và mỗi
loại tế bào máu riêng rẽ). Bạch cầu tăng lên biểu thị sự lây nhiễm, viêm, thiếu máu, bệnh
bạch cầu, u tủy xương, và stress. Giảm bạch cầu có thể gây bởi liệu pháp xạ trị,
hoặc các bệnh về gan, lách, hay tủy xương.
Đối với việc đếm các tế bào máu trắng,
một giọt máu được đặt trên một lam kính hiển vi và được phết lên tấm kính thành
một lớp mỏng. Lớp máu phết đó sau được nhuộm (hoặc bằng tay hoặc nhuộm tự động)
với thuốc nhuộm Wright’s, chỉ ra cấu trúc nhân khác biệt và màu sắc của tế bào
chất (cytoplasm) của các bạch cầu khác nhau để dễ dàng nhận biết. Trong phương
pháp thủ công, các nhà khoa học sau đó đếm 100 tế bào trong một cách có hệ thống.
Số lượng mỗi loại tế bào được đếm thể hiện phần trăm bạch cầu tạo nên từ loại tế
bào ấy. Việc đếm các tế bào bạch cầu riêng biệt có thể được sử dụng để xác định
số lượng các lây nhiễm và các bệnh dựa trên những thay đổi trong thành phần
bình thường của các bạch cầu, được miêu tả phía sau. (Chú ý rằng, trong các
phòng thí nghiệm lớn hơn, bộ phân tích huyết học tự động tính toán lượng tế bào
khác nhau, với các thuật toán được lập trình để kiểm tra kết quả chính xác.
Bạch cầu trung tính
Các bạch cầu trung tính chiếm khoảng
50-80% tổng số bạch cầu và có khả năng của một trong những hoạt động bảo vệ
quan trọng nhất trong cơ thể: thực bào. Khi thực bào, một bạch cầu trung tính
nhấm chìm và tiêu hóa các tiểu bào quan, các tế bào bất thường, và các tiểu phần
lạ có mặt trong máu và mô. Chỉ một số ít các loại tế bào khác (bạch cầu ưa
axit, bạch cầu mono và đại thực bào) có khả năng thực bào. Các bạch cầu trung
tính mới được sản xuất tuần hoàn 7 – 10 giờ trong máu và sau đó di chuyển đến
các mô, nơi mà chúng sống thêm được vài ngày nữa.
Bạch cầu trung tính tăng cao trong một
phép đếm các loại tế bào bạch cầu, được gọi là tăng bạch cầu trung tính (neutrophilia), thường chỉ ra một sự lây
nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Các tác nhân lây nhiễm gây ra sự di chuyển của của
các bạch cầu trung tính từ tủy xương; các bạch cầu trung tinh sau đó đi tới mô
bị nhiễm để ăn các vi khuẩn, các tế bào đã bị ảnh hưởng hoặc các mảnh vụn.
Trong giai đoạn đầu của sự lây nhiễm, một số bạch cầu trung tính chưa trưởng
thành, được gọi là các tế bào Band (Band
cells), đi vào máu. Lượng bạch cầu trung tính cũng tăng trong một số trường
hợp nhiễm nấm, trong quá trình viêm, sau ca phẫu thuật hoặc các chấn thương
khác trong cơ thể.
Bạch cầu ưa axit
Khoảng 1 – 4% tổng số bạch cầu là bạch
cầu ưa axit. Giống bạch cầu trung tính, các bạch cầu ưa axit có tính thực bào,
nhưng sự đóng góp chính trong sự đề kháng là tấn công ký sinh trùng xâm nhiễm vốn
quá to để các bạch cầu trung tính có thể nuốt được. Bạch cầu ưa axit tấn công
các ký sinh trùng này bằng cách gắn vào thân của chúng và giải phóng các phân tử độc chất từ
các hạt trong tế bào chất ra. Không may thay, các bạch cầu ưa axit đề
kháng – và đáp ứng miễn dịch tổng thể đối với ký sinh trùng – là yếu. Các đáp ứng
bạch cầu ưa axit đôi khi có thể gây hại bởi vì các phân tử chất độc mà chúng giải
phóng ra có thể cũng phá hủy các mô bình thường và có khi còn gây các phản ứng
dị ứng.
Mức độ bạch cầu ưa axit tăng cao thường
phản ánh sự xâm nhập của ký sinh trùng hoặc phản ứng dị ứng, nhưng cũng có thể
gây bởi một số bệnh. Bệnh hen là một ví dụ, nó liên kết với sự viêm kéo dài
trong đường thở; bạch cầu ưa axit thúc đẩy quá trình viêm và mức độ của chúng
tăng lên trong bệnh nhân hen. Ngoài ra, bạch cầu ưa axit cũng có thể tăng trong
một số bệnh tự miễn hay eczema.
Bạch cầu ưa bazơ
Các bạch cầu ưa bazơ là các tế bào
không thực bào, được cho là để kháng trước các ký sinh trùng lớn, chúng có thể
hoạt động rất giống với các bạch cầu ưa axit bằng các giải phóng các phân tử độc
làm phá hủy kẻ xâm nhập. Tuy nhiên, chúng còn giải phóng histamine, heparin, và
các chất hóa học khác góp phần đáng kể vào phản ứng dị ứng, ví dụ như sốt. Mặc
dù các bạch cầu ưa kiềm chiếm không quá 1% tổng số bạch cầu, chúng có một ảnh
hưởng đáng kể đối với con người với những dị ứng. Trong một phản ứng dị ứng cấp
tính, mức độ của các bạch cầu ưa kiềm trong máu giảm khi các tế bào này di chuyển
đến vị trí của phản ứng.
Bạch cầu mono
Các bạch cầu mono, chiếm khoảng 2-8%
bạch cầu, quan trọng trong sự bảo vệ kiểu thực bào. Mức độ bạch cầu mono trong
máu tăng trong quá trình bị nhiễm virus hay ký sinh trùng, cũng như một số dạng
ung thư. Mức độ bạch cầu mono giảm khi nhiễm HIV, viêm khớp dạng thấp, và tiếp
xúc với các steroid.
Các
bạch cầu mono mới tuần hoàn trong máu một vài giờ trước khi chúng di chuyển vào
các mô, nơi mà chúng trở nên to hơn từ 5 đến 10 lần và phát triển thành các tế
bào thực bào rất hoạt động được biết đến như là các đại thực bào (macrophages). Một số đại thực bào, được
gọi là “đại thực bào lang thang” (wandering macrophages), di chuyển khắp các mô
cơ thể, trong khi một số khác, được gọi là “đại thực bào bất động” (fixed
macrophages), tồn tại ở các vị trí đặc trưng. Đại thực bào thì đặc biệt nhiều
trong các mô liên kết, trong thành của đường dạ dày – ruột non, trong các phế
nang của phổi, và trong thành một số mạch máu trong gan (ở đây chúng được gọi
là các tế bào Kupffer) và trong
lách. Ở hai loại cuối cùng, các đại thực bào ăn các hồng cầu bất thường, chết
hoặc đang chết. Các đại thực bào cũng thường được thấy ở các khu vực của lách
và các hạch bạch huyết, nơi mà chúng có nhiều khả năng tương tác với bất kỳ tác
nhân lây nhiễm nào tuần hoàn trong máu và dịch bạch huyết.
Các đại thực bào có thể biệt hóa
thêm thành các tế bào đuôi gai (dendritic
cells). Có rất ít tế bào đuôi gai được tìm thấy trong máu, và chúng thường
là chưa trưởng thành. Các tế bào đuôi gai thường được tìm thấy trong các mô
ngăn cách môi trường trong và ngoài – tức là, trong biểu mô. Tuy nhiên, khi các
tế bào đuôi gai đáp ứng lại một tác nhân lây nhiễm, chúng di chuyển tới các mô
bạch huyết, nơi mà chúng thể hiện các thành phần của tác nhân lây nhiễm (kháng
nguyên) cho các bạch cầu. Vì thế, mặc dù một số tế bào đuôi gai có nguồn gốc từ
các đại thực bào, chức năng của chúng trong đáp ứng miễn dịch là trình diện
kháng nguyên (antigen presentation)
chứ không phải là thực bào.
Các lympho bào
Các lympho bào chiếm 20 – 40% tổng số
bạch cầu trong máu, và chiếm gần 99% tổng số tế bào được tìm thấy trong dịch mô
kẽ. Các lympho bào được chia làm 3 loại chính là B lymphocytes (B cells), T
lymphocytes (T cells) và các tế bào không hiệu lực (null cells), gọi thế vì chúng thiếu các thành phần màng tế bào đặc
trưng như ở tế bào B và T. Hầu hết các tế bào Null là các lympho bào lớn, có hạt được
biết là các tế bào sát thủ tự nhiên (natural
killer (NK) cells). Một số tế bào đuôi gai có nguồn gốc từ các lympho bào.
Các lympho bào khác nhau thì có các chức năng phức tạp trong hệ
thống miễn dịch, được miêu tả chi tiết trong phần miễn dịch. Lympho B biệt hóa
thành các tế bào bạch cầu (plasma cells), chúng tiết ra các kháng thể hướng đến các đáp ứng
miễn dịch trước một kháng nguyên đặc trưng. Tế bào T trở thành nhiều dạng khác
nhau làm thúc đẩy hệ miễn dịch, gồm các tế bào T gây độc tế bào phá hủy các tế
bào bất thường, tế bào T trợ giúp tiết các hóa chất làm đẩy mạnh hoạt động của
các bạch cầu khác, và các tế bào T ức chế giúp làm giảm đáp ứng miễn dịch. Mức
độ các lympho bào trong máu tăng có xu hướng liên hệ với sự lây nhiễm virus chứ
không phải vi khuẩn hay ký sinh trùng. Mức độ lympho bào cũng tăng trong bệnh
Ba-zơ-đô (Graves’ disease) . Còn sự
giảm mức độ lympho bào diễn ra với các bệnh suy giảm miễn dịch, lupus, và tăng
steroids.
5. Tiểu cầu và sự cầm máu
Tiểu cầu là các mảnh tế bào không
màu tạo ra khi các mảnh lớn của tế bào tủy xương được gọi là tế bào nhân khổng
lồ (megakaryocytes) vỡ ra. Chúng bé
hơn hồng cầu và có ty thể, lưới nội chất trơn, và các hạt nội bào, nhưng không
nhân. Các tiểu cầu có thể có số lượng 100.000 đến 500.000 mỗi mm3 máu
và quan trọng trong việc bấm nút cho một chuỗi các sự kiện dẫn tới hình thành
các cục máu đông.
Các mạch máu thường xuyên bị hư hại,
dẫn tới hiện tượng xuất huyết nội hoặc xuyết huyết ngoại. Mặc dù chảy máu thường
nhỏ, thiếu sự cầm máu (hemostasis)
- một cơ chế để ngừng chảy máu – có
nghĩa là một vết cắt bề mặt cũng có thể làm cho một người chảy máu đến khi tử
vong! Quá trình cầm máu diễn ra theo ba bước: co mạch, hình thành một nút chặn
tiểu cầu, và hình thành một cục máu đông, hay huyết khối (thrombus). Mỗi bước được miêu tả dưới đây.
Co mạch
Khi một mạch máu gặp tổn thương, các
cơ chế nội sinh bấm nút cho một sự co được gọi là co mạch (vascular spasm), nó làm tăng sự cản trở dòng máu chảy. Hư hại cũng
có xu hướng kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, làm co mạch hơn nữa. Với
dòng máu nhỏ hơn chảy qua khu vực tổn thương, sự mất máu sẽ được hạn chế. Tuy
nhiên, hạn chế mất máu không thôi là chưa đủ, mà mất máu phải được chấm dứt
hoàn toàn.
Nút chặn tiểu cầu
Các tiểu cầu (platelet), còn được gọi là thrombocytes,
mang các hạt chứa các chất khác nhau có thể được tiết vào huyết tương, bao gồm
ADP, serotonin, epinephrine, và một loạt các chất hóa học tham gia vào hình
thành cục máu đông. Các tiểu cầu cũng “dính” dưới một số điều kiện nhất định,
cho phép chúng dính vào các bề mặt, đặc biệt là các bề mặt của mạch máu bị hư hại.
Cả sự hình thành nút chặn tiểu cầu
và hình thành cục máu đông sau đó đều yêu cầu sự hiện diện của các tiểu cầu và một
nhóm khá lớn các proteins huyết tương đặc hiệu. Trong sự hình thành nút chặn tiểu
cầu, protein chìa khóa là von Willebrand
factor (vWf), được tiết bởi các
tế bào nhân khổng lồ, tiểu cầu, và các tế bào nội mô phủ dưới mạch máu. Mặc dù
vWf có mặt trong huyết tương ở mọi thời điểm, nó tập trung lại ở vị trí mạch bị
hư hại.
Bước đầu tiên của sự hình thành nút
chặn là sự bám dính tiểu cầu, diễn ra khi mạch máu tổn thương lộ ra mô nằm dưới
nội mô (lớp tế bào biểu mô phủ mạch) được gọi là subendothelial tissue. Khi máu tiếp xúc với mô nằm dưới nội mô, vWf
bám vào các sợi collagen trong lớp dưới nội mô, khởi động cho sự bám của các tiểu
cầu vào vWf, neo giữ tiểu cầu lại đó. Tiếp xúc với vWf còn kích hoạt tiểu cầu,
thay đổi hoạt động chuyển hóa và bề mặt tế bào của chúng (làm cho chúng “dính”) và thúc đẩy
sự tiết một số sản phẩm.
Hai trong số các sản phẩm tiết của
tiểu cầu được kích hoạt – serotonin và epinephrine – gây co mạch, làm tăng sự cản
trở dòng máu chảy và hạn chế mất máu. Sản phẩm tiết thứ ba của tiểu cầu hoạt
hóa là ADP, gây sự kết cụm tiểu cầu, bước thứ hai trong sự hình thành nút chặn.
ADP thúc đẩy những thay đổi hình thái học
của các tiểu cầu làm cho chúng dính vào tiểu cầu khác từ đó chúng hình thành một
khối. Các tiểu cầu kết cụm tiết ADP nhiều hơn, thúc đẩy sự kết cụm lớn hơn, vì
thế cung cấp một vòng phản hồi làm tăng tốc độ hình thành nút chặn tiểu cầu
(hình 7a). ADP cũng thúc đẩy sản xuất thromboxane
A2 (TXA2), hỗ trợ cho sự kết cụm
tiểu cầu hơn nữa.
TXA2 được hình thành từ một
phospholipid, arachidonic acid, được
định vị bên trong màng của tiều cẩu. TXA2 có nhiều chức năng trong
quá trình cầm máu, bao gồm thúc đẩy sự kết cụm tiểu cầu, sự thúc đẩy tiết ADP
(cung cấp nhiều phản hồi dương tính cho sự hình thành nút chặn tiểu cầu) và sự
co mạch (giảm lượng máy chảy qua khu vực).
Sự hình thành nút chặn tiểu cầu được
giới hạn chỉ ở khu vực mà mạch máu bị hư hại để ngăn chặn sự đông máu không cần thiết ở vị trí khác,
bằng cách bịt dòng máu chảy, có thể làm ngăn cách mô cung cấp dưỡng chất cần
thiết của nó và làm cho sản phẩm thải tích lũy. Nút chặn tiểu cầu không hình
thành tại nội mô bình thường bởi vì các tế bào nội mô bình thường liên tục giải
phóng prostacyclin ( còn được gọi là
prostaglandin I2) và
nitric oxide, cả hai đều ức chế sự kết tụ tiểu cầu (Hình 7b). Trong khi các tiểu
cầu đã kết tụ lại chuyển arachidonic acid thành TXA2 để làm thuận lợi
cho sự hình thành nút chặn tiểu cầu, thì ngược lại các tế bào nội mô khỏe mạnh chuyển
arachidonic acid thành prostacyclin để ức chế sự tạo thành nút chặn tiểu cầu.
Các tiểu cầu chứa một hàm lượng cao
của các loại proteins tham gia trong quá trình co như actin hay myosin. Khi các
tiểu cầu kết tụ và hình thành một nút chặn, chúng co lại để tăng “độ chặt” của
nút chặn. Thuy thế, thậm chí một nút chặn chặt cũng không thể ngừng được mất mấu.
Bước tiếp theo của cầm máu, hình thành cục máu đông, là cần thiết.
Sự hình thành cục máu đông
Trung gian trong sự hình thành cục
máu đông là một protein huyết tương được gọi là fibrin, cần thiết cho máu đông lại hoặc được chuyển thành một gel bắt
giữ các hồng cầu và chặn chỗ hư hại và nhờ đó ngăn cản mất máu. Vì lý do này, cục
máu đông được gọi là các cục fibrin (Hình 8). Sự hình thành cục máu đông fibrin
diễn ra sau sự hình thành nút chặn tiểu cầu bởi vì nó đòi hỏi một số lượng các bước diễn ra trên các
phospholipids định vị trên bề mặt của các tiểu cầu đã hoạt hóa, và vì các sản
phẩm tiết của các tiểu cầu tham gia kết tụ là cần thiết cho sự tạo thành cục
máu đông.
Sự hình thành một cục đông fibrin
đòi hỏi một trình tự các phản ứng được gọi là lộ trình đông máu (coagulation cascade). Trong lộ trình
này, các protein huyết tương được gọi là các nhân tố đông máu (coagulation factors), luôn có mặt trong
huyết tương trong dạng bất hoạt, trải qua một chuỗi các hoạt hóa hoạt tính
enzyme là kết quả của sự thủy phân một số liên kết peptide. Hầu hết các nhân tố
đông máu được chỉ ra theo chữ số La mã, nhưng số thứ tự các nhân tố không cung cấp
cách hiểu đúng hoàn toàn về chức năng hoặc vị trí của nó trong lộ trình đông máu; các nhân tố đông máu này được đánh số dựa trên thứ tự mà chúng được
phát hiện ra. Một chữ “a” thường theo sau số La Mã chỉ ra sự hoạt hóa của
factor. Hầu hết các nhân tố đông máu được hoạt hóa thực hiện chức năng như là
các enzyme thủy phân protein cho bước tiếp theo của quá trình, mặc dù một số
đáp ứng như là các cofactor.
Bước sau cuối của quá trình hình
thành cục máu đông là sự chuyển đổi của một protein sợi trong huyết tương, fibrinogen, thành trạng thái hoạt động
của nó, fibrin. Sự chuyển đổi của fibrinogen thành fibrin là một phản ứng thủy
phân protein được xúc tác bởi thrombin,
dạng hoạt hóa của một nhân tố đông máu khác, là prothrombin. Khi được hình thành, các phân tử fibrin dính vào nhau,
hình thành một mạng lưới các sợi lùng nhùng. Mạng lưới này sau đó được làm
bền vững bởi sự hình thành liên kết cộng hóa trị giữa các sợi, một phản ứng được
xúc tác bởi một nhân tố đông máu khác, factor
XIII (còn được gọi là nhân tố làm bền fibrin). Giống như fibrin và
thrombin, factor XIII có mặt trong huyết tương ở trạng thái bất hoạt và phải được
hoạt hóa thành XIIIa trước khi tham gia quá trình hình thành cục máu đông.
Trung tâm cho sự hình thành mạng lưới fibrin bền
vững là sự hoạt hóa thrombin (hình 9). Nhân tố Xa hình thành một phức hệ hoạt
hóa prothrombin (prothrombin activating complex) với nhân tố V, Ca2+
và PF3 ( platetlet factor 3 – một phospholid định vị trên bề mặt của các tiểu cầu
đã hoạt hóa). Phức hệ này chuyển prothrombin (nhân tố II) thành thrombin.
Thrombin có một vài chức năng trong sự hình thành cục máu đông, bao gồm việc
chuyển fibrinogen thành fibrin, hoạt hóa nhân tố XIII, cung cấp phản hổi dương
tính cho sự hoạt hóa của chính nó. Dù không được chỉ ra trên hình 9, thrombin
đóng góp vào sự tăng cường kết tụ tiểu cầu và thúc đẩy tiểu cầu tiết một số sản
phẩm.
Hai lộ trình dẫn đến sự hoạt hóa thrombin: một lộ trình nội tại liên quan tới các yếu tố đông máu và các chất hóa học cần thiết khác có mặt sẵn trong huyết tương, và một lộ trình ngoại sinh, liên quan tới một số yếu tố đông máu có mặt trong mô bị hư hại gần kề với vị trí mạch bị tổn thương. Cả hai lộ trình đông thường được kích hoạt một cách đồng thời bởi vì hiếm khi tổn thương mạch mà lại không kéo theo tổn thương các mô khác. Tuy nhiên, yếu tố kích thích khởi đầu hai lộ trình này thì khác nhau.
Lộ trình nội tại bắt đầu khi nhân tố
tuần hoàn XII (còn gọi là nhân tố Hageman)
được hoạt hóa bởi việc tiếp xúc với các chất trong lớp dưới nội mô, bao gồm
collagen và phospholipids (hình 10). Sự hoạt hóa nhân tố XII bấm nút cho một
chuỗi các phản ứng mà dẫn tới sự hoạt hóa nhân tố X, để kích hoạt thrombin, và
cuối cùng là hình thành cục máu đông fibrin. Lộ trình ngoại sinh bắt đầu khi mô
tổn thương cho phép tissue factor
(factor III) tiếp xúc với huyết tương và tương tác với các nhân tố VII bất
hoạt để hình thành một phức hệ, cái này hoạt hóa cho nhân tố VII. Phức hợp của
nhân tố VIIa và nhân tố III sau đó kích hoạt nhân tố X, dẫn tới hoạt hóa thrombin. Mặc dù lộ
trình nội tại và ngoại sinh bắt đầu ở những nơi khác nhau, chúng rốt cuộc hợp
nhất vào nhau ở thời điểm hoạt hóa nhân tố X để hình thành một lộ trình chung.
Chỉ
một số trong vài hóa chất khác trong máu là liên quan tới sự hình thành cục máu
đông được chỉ ra trên hình 10. Ở một số bước, Ca2+ (nhân
tố IV) và PF3 là cần thiết.
Các yếu tố ngăn cản hình thành cục máu đông
Giống như sự kết tụ tiểu cầu, sự hình thành cục đông
fibrin cũng bị giới hạn ở những vùng lân cận của khu vực hư hại bởi vì một số
proteins được tìm thấy trong huyết tương và trên bề mặt các tế bào tiểu cầu hoạt
động như là chất chống đông (anticoagulants), các chất ức chế sự đông máu.
Trong giai đoạn ban đầu của đông máu, chất ức chế được tiết bởi các tế bào tiểu
cầu khỏe mạnh và ức chế lộ trình ngoại sinh. Ngoài ra, các tiểu cầu khỏe mạnh
tiết ra một phân tử được gọi là thrombomodulin,
bám vào thrombin, hình thành một phức hệ. Khi là một phần của phức hệ
thrombodulin-thrombin, thrombin không thể chuyển fibrinogen thành fibrin; thay
vào đó, hóa hoạt hóa protein C, một
protein khác tuần hoàn liên tục trong huyết tương. Protein C là một
chất chống đông làm ngăn cản cả lộ trình nội sinh và ngoại sinh. Vì thế,
thrombin không chỉ thúc đẩy hình thành cục máu đông ở vị trí chấn thương, mà
còn ức chế gián tiếp sự đông máu ở các mô khỏe mạnh.
Khi được hình thành, cục máu đông
fibrin cuối cùng được hòa tan bởi plasmin,
một protein có nguồn gốc từ protein huyết tương plasminogen. Plasmin hòa tan cục máu đông bằng cách phá vỡ fibrin
nhờ hoạt tính enzyme. Plasminogen được chuyển thành plasmin nhờ plasminogen activators được tiết bởi
nhiều loại tế bào. Một ví dụ về plasminogen actovator là tissue plasminogen activator (TPA),
được tiết bởi các tế bào nội mô trong quá trình hình thành cục máu đông. Fibrin
hoạt hóa TPA, cái mà sau đó chuyển plasminogen thành plasmin.
Vai trò của các yếu tố đông máu trong các bệnh
Hầu hết các yếu tố đông máu được sản
xuất ở gan, gan giải phóng chúng vào huyết tương trong trạng thái bất hoạt của
chúng. Huyết thanh là huyết tương mà từ đó các yếu tố đông máu đã bị loại bỏ
đi.
Một số yếu tố đông máu cần thiết cho
sự hình thành một cục máu đông fibrin. Thiếu bất kỳ yếu tố cần thiết nào cũng
làm hạn chế đi sự hình thành cục máu và, vì thế, gây ra chảy máu quá nhiều. Bệnh
ưa chảy máu (Hemophilia), một bất
thường di truyền gây bởi một khuyết tật gene mã hóa cho một yếu tố đông máu đặc
trưng, chủ yếu nhất là do thiếu hụt yếu tố VIII trong máu. Một bất thường di
truyền khác, bệnh von Willebrand, được xác định bởi mức độ thấp của vWf, ảnh hưởng
tới sự hình thành nút chặn hồng cầu. Tuy nhiên, vWf còn đáp ứng như là một chất
mang trong huyết tương cho nhân tố VIII, thiếu vWf khiến nhân tố VIII kém bền vững và bị phá hủy
nhanh hơn, dẫn tới mức độ thấp của nó trong dòng máu. Chảy máu nhiều còn có thể
diễn ra nếu thiếu vitamin K trong chế độ ăn, bởi vì gan cần vitamin K để tổng hợp
nhiều protein cần cho quá trình hình thành cục máu đông.
Aspirin là một chất chống
đông máu
Aspirin, một trong những
thuốc giảm đau được sử dụng rộng rãi nhất, đã nhận được rất nhiều sự chú ý gần
đây do các tác động của nó : nó ngăn cản sự đông máu. Aspirin là một trong
số nhiều thuốc chống đông máu được dành cho những người có nguy cơ đột quỵ hoặc
bệnh động mạch vành. Sự hình thành cục máu đông trong các động mạch não hoặc các động mạch vành (tim) có thể có tác hại
nghiêm trọng, kể cả tử vong. Khi được kê với liều lượng thấp, aspirin hoạt
động như một chất chống đông máu bằng cách ức chế hình thành TXA2,
vì thế giảm sự kết tụ tiểu cầu và hình thành nút chặn. Với những liều cao, thì
ngược lại, aspirin làm giảm sự hình thành prostacyclin, cái mà rốt cuộc giảm sự
tạo cục máu đông thực. Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra liều lượng thấp của
aspirin vừa giảm tỉ lệ gặp phải các cơn đau tim vừa giảm mức độ nguy hiểm khi được
áp dụng sau một cơn đau tim.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét