Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

CON  YÊU MẸ
                Người mẹ trở về nhà từ cửa hàng, kéo lê túi hàng trên sàn bếp. Đang chờ bà là đứa con trai 8 tuổi, lo lắng kể lại những gì mà em nó đã làm ở nhà: “Lúc con đang chơi ngoài sân còn bố đang bận nghe điện thoại thì T.J. lấy bút chì màu viết lên tường, lên chính cái tờ giấy dán tường mới mà mẹ dán trong phòng làm việc ấy! Con đã nói với nó là mẹ sẽ rất bực mình mà!”
                Người mẹ than thở rồi nhướn lông mày: “Bây giờ nó ở đâu?’. Thế rồi bà bỏ hết hàng hóa ở đó, sải bước vào phòng của đứa con trai nhỏ, nơi nó đang trốn. Bà gọi cả tên  lẫn họ của đứa bé mà ở các nước phương Tây, khi gọi cả tên lẫn họ là thường thể hiện sự tức giận. Khi bà bước vào phòng, đứa bé run lên vì sợ, nó biết sắp có chuyện gì ghê gớm lắm! Trong vòng 10 phút người mẹ nguyền rủa con, là bà đã phải tiết kiệm thế nào và tờ giấy dán tường đất ra sao! Sau khi rên rỉ về những việc phải làm để sửa lại tờ giấy, người mẹ kết tội con là  thiếu quan tâm người khác. Càng mắng mỏ con, bà càng thấy bực mình, cuối cùng bà ra khỏi phòng con, cảm thấy cáu đến phát điên!
                Người mẹ chạy vào phòng để xác minh nỗi lo lắng của mình. Nhưng khi nhìn vào bức tường, đôi mắt bà ngập tràn nước mắt. Những gì bà đọc được như mũi tên xuyên qua tâm hồn người mẹ. Dòng chữ viết: “Con yêu mẹ” được viền bằng một trái tim!
              Và giờ đây bao thời gian qua đi, tờ giấy dán tường vẫn còn ở đó, y như lúc người mẹ nhìn thấy, với một cái khung ảnh rỗng để bao bọc lấy nó. Đó là một sự nhắc nhở đối với người mẹ, và với tất cả mọi người: “Hãy dành thời gian để đọc những dòng chữ viết trên tường.”
[Sưu tầm]

SINH LÝ MÁU

SINH LÝ MÁU (PHẦN 2)


[Bạn có thể xem phần 1 SINH LÝ MÁU ở đây]
4. Bạch cầu
            So với hồng cầu, bạch cầu có số lượng ít hơn rất nhiều trong máu, chiếm chỉ 4.000 – 10.000 mỗi mm3 máu (bảng 2 cho thấy sự đóng góp của hồng cầu và bạch cầu trong máu). Các bạch cầu có nhân và sở hữu tất cả các bộ máy nội bào thông thường, vì thế chúng chỉ là các tế bào thực hiện chức năng đầy đủ trong máu. Không như hồng cầu, bạch cầu được tìm thấy không chỉ trong dòng máu mà còn ở các mô khác trong cơ thể. Sự có mặt của các bạch cầu bên ngoài mạch máu là kết quả đến từ khả năng di chuyển của chúng, cho phép chúng uốn ép qua các lỗ trên mao mạch và di chuyển qua các mô. Khả năng di chuyển này quan trọng đối với chức năng của nó, đó là bảo vệ cơ thể trước những vi sinh vật xâm nhập và các vật liệu khác từ bên ngoài.



Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

SINH LÝ MÁU

SINH LÝ MÁU (PHẦN 1)

Với bài viết này (3 phần), chúng ta cùng xem xét các thành phần khác nhau của máu và mô tả các vai trò mà chúng thể hiện trong chức năng tổng thể của máu. Chúng ta bắt đầu với việc mô tả phần lỏng của máu, được gọi là huyết tương (plasma), và vai trò trong việc vận chuyển các proteins, hormones, các chất điện ly, các dưỡng chất hữu cơ và các sản phẩm thải. Tiếp đó các thành phần của máu cũng được mô tả, bao gồm hồng cầu (erythrocytes), vận chuyển oxygen, carbon dioxide; các tế bào bạch cầu (leukocytes) bảo vệ cơ thể trước các yếu tố gây bệnh; và tiểu cầu (platelets), quan trọng đối với sự hình thành các cục máu đông để ngăn cản sự mất máu. Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ trình bày sơ lược về nhóm máu, mà cụ thể ở đây là hệ nhóm máu ABO và Rh.

(Nguồn tham khảo: 

[1] Stanfield, Cindy L. (2012). Principles of human physiology, fifth editionPearson Education, Inc.
[2]  Fox, Stuart Ira. (2016). Human physiology, fourteenth editionMcGraw-Hill Education, 2 Penn Plaza, New York, NY 10121. )


1. Tổng quan về các thành phần máu: tỉ lệ thể tích huyết cầu


            Tổng thể tích máu trong cơ thể một người trưởng thành bình thường là khoảng 5.5 lít. Nó chứa chủ yếu huyết tương (khoảng 3 lít) và hồng cầu (khoảng 2.5 lít), nhưng cũng chứa cả các bạch cầu và tiểu cầu. (Hình 1). Tỉ lệ đóng góp của hồng cầu vào máu được gọi là tỉ lệ thể tích huyết cầu (hematocrit, ký hiệu là hct), được xác định bằng cách ly tâm một mẫu máu trong một ống ly tâm và thường được biểu hiện theo phần trăm (hình 2). Khi máu được ly tâm, các yếu tố của máu được tách ra dựa trên tỷ trọng. Bởi vì hồng cầu thì đặc hơn các thành phần khác của máu nên chúng bị kéo xuống đáy của ống nghiệm. Huyết tương, ít đặc nhất, nổi lên trên cùng. Giữa hai lớp này còn lại một lớp mỏng nữa của bạch cầu và tiểu cầu (chiếm khoảng dưới 1% tổng thể tích máu) và được gọi là lớp váng máu ly tâm (buffy coat).